Chopin Competition 2015

Hai hôm nay đua đòi xem live vòng chung kết cuộc thi piano Chopin. Vòng chung kết có 10 thí sinh, lần lượt thi trong 3 đêm từ 18.10 đến 20.10, lúc 6 – 9.30 p.m theo giờ Ba Lan. Ở Việt Nam vào khoảng 10:30 p.m – 2 a.m. Mình bỏ mất hôm đầu tiên và mới xem lại phần thi của Seong Cho khi live đêm 19.10 chưa bắt đầu. Cho chơi nốt sáng, hay nhưng hơi thiếu tình cảm. Mọi người bảo Cho chơi như robot, ít sai note nhất trong các thí sinh. Nghe thêm được đoạn Yundi Li trả lời phỏng vấn khi nghỉ giải lao, Yundi trẻ nhất trong hội đồng giám khảo, lại đẹp trai.

10 Thí sinh. Thứ tự thi từ trên xuống. Đêm 18.10: 4 thí sinh. 19 và 20.10 mỗi đêm 3 thí sinh.

Mr Seong-Jin Cho (South Korea)

sj-cho2Mr Aljoša Jurinić (Croatia)

jurinic_aljosa
Ms Aimi Kobayashi (Japan)

aimi_kobayashi
Ms Kate Liu (United States)

kate_liu
Mr Eric Lu (United States)

eric
Mr Szymon Nehring (Poland)

nehring_szymon
Mr Georgijs Osokins (Latvia)

osokins_georgijs
Mr Charles Richard-Hamelin (Canada)

richard-hamelin_charles_3
Mr Dmitry Shishkin (Russia)

shishkin_dmitry
Mr Yike (Tony) Yang (Canada)

tony_yang

19.10.2015.

Eric Lu chơi đầu tiên. Em này US, chắc gốc China, học trò của Đặng Thái Sơn đang ngồi ghế giám khảo. Tiếng đàn mềm mại, lãng mạn nhưng mong manh. Bàn tay ngón dài mảnh, xương. Ngoại hình khi trình diễn không thật nổi bật, có gợi một chút đến Đặng Thái Sơn nhưng ko được baby như ĐTS hồi trẻ, tay nhấn phím đàn cũng không mạnh bằng, có dancing một chút. Rất có cảm tình với tiếng đàn, mong chờ một cao trào nào đó nhưng em ấy không có cao trào hay tương phản. Đôi khi thấy tiếng đàn yếu, hụt hơi. Về cuối thì mình hơi buồn ngủ. Mang sketchbook ra vẽ ẻm.

Szymon Nehring (Ba Lan)

Em này chơi tự tin, sáng, rõ ràng như thấu hiểu, không mơ hồ như Eric Lu. Trầm tĩnh và đẹp, vài đoạn khá đau tim. Ở phần chat của Youtube, nhiều người nghe live khen nức nở. Vẫn đang vẽ Eric nên nhiều đoạn nghe lướt qua tai không đọng lại. Nehring được đánh giá cao, nếu em này đoạt giải nhất chắc mình chết nhục vì bỏ qua phần trình diễn của em í.

Nghỉ giải lao, phỏng vấn nhà phê bình.

Georgijs Osokins (Latvia)

Cơn buồn ngủ nặng trĩu khi dàn nhạc bắt đầu. Em ấy vào piano, lạ tai quá, mình tỉnh ngủ. Trên chat youtube, mọi người oops, oops… Không rõ mục đích của em lắm, nhiều đoạn piano rối, không dứt khoát. Có thể em ấy muốn diễn giải khác đi nhưng chưa thật sự thuyết phục. Bình thường với thí sinh cuối trong 1 đêm thi, nhạc trưởng và dàn nhạc đã hơi mệt, nhưng với em này, mọi người có vẻ dò xét, băn khoăn và căng thẳng. Đoạn cuối em ấy chạy như để hết bản. Chắc rớt giải. Kết thúc phần trình diễn, nhiều khán giả ghé tai nhau thì thầm.

20.10.2015

Charles Richard-Hamelin (Canada)

Em này chơi concerto số 2. Tiếng đàn và cách diễn giải rất thiếu phục, có đoạn thấy cảm động, có đoạn nổi da gà. Tiếng đàn nhanh và lôi cuốn, giống một câu chuyện mà người ta muốn nghe kể phần tiếp theo. Cảm thấy người chơi có phần kinh nghiệm quá, tương phản với Eric Lu. Nghe hai đêm thì đây là phần trình diễn mình nghe tập trung nhất và thích nhất. Không có cảm tình với ngoại hình biểu diễn của em. Trên youtube mọi người bình loạn xạ. Người thì bảo phần đầu sai, quá chậm, đoạn lại bảo chơi nhanh và mạnh khác tinh thần Chopin, người khác lại khen, vv…

Dmitry Shishkin (Russia)

Em người Nga này có khuôn mặt hơi tai dơi mặt chuột, chụp nghiêng thì trông cũng đẹp trai. Piano vào hoàn hảo, về cách phối với dàn nhạc thì tiếng piano cao, dứt khoát, nổi bật hẳn lên trên nền dàn nhạc chứ không uyển chuyển, giao hòa như những pianist khác. Tiếng đàn sắc lạnh, một vài đoạn em ấy khiến mình liên tưởng tới Horowitz ở cả cách chạy các ngón tay lẫn cảm giác về cách trang trí cho các nốt nhạc. Tổng thể bản concerto gợi lên cảm giác về thiên nhiên rộng lớn, em này chơi mới gọi là khác tinh thần chopin mà mọi người hay nói nè. Phần này mình nghe không tập trung như phần đầu nhưng cũng cảm thấy hay. Không thích kiểu chu môi, nhướng mày của em. Chẳng hiểu sao mấy pianist già có vặn vẹo cơ thể, cơ mặt đâu mà các pianist trẻ bây giờ chỉ khiến người ta muốn nhắm mắt khi nghe đàn. Hồi xem phim Nodame, ông nhạc trưởng trong phim mắng Chiaki khi cậu nói: em không phải kiểu chơi uốn éo. Ông í bảo đó là làm cho khán giả say mê, bla.

Cả Hamelin và Dmitry đều làm nổi bật ưu điểm của Yamaha là nốt trong, cao, sáng. Yamaha nghe không trầm sâu như đàn Steinway nhưng với hai người này thì dường như yamaha là lựa chọn thích hợp.

Yike (Tony) Yang (Canada)

Em này 16 tuổi, quốc tịch Canada, gốc không rõ nước nào. Ở phần chat người thì bảo China, người thì bảo Singapore. Tiếng đàn đẹp, lãng mạn. Mọi người khen nhiều và bảo Đặng Thái Sơn là thầy giỏi. Mình thích bản concerto của em này hơn Eric Lu. Tiếng đàn gây nhiều cảm tình, đôi chỗ cảm thấy non nớt.

Với mình thì em nào đoạt giải nhất cũng được. Mình chưa thật sự có cảm tình với ai đến mức như khi nghe Van Cliburn biểu diễn, chỉ mong không phải Seong Cho nhưng cuối cùng Seong Cho lại đoạt giải nhất. Hu hu. Không ngờ Eric Lu được xếp thứ 4. Đúng là mình ấn tượng với em này nhất cuộc thi nhưng không thể đánh giá cao phần trình diễn của em ấy hơn Dmitry được.

Tối nay 21.10 nghe thêm một đêm gala nữa. Trong cuộc thi này có cả Aimi (Nhật Bản). Bé này mình nghe tên từ lâu rồi, cũng xem một số video nhưng không thích nổi. Từ đó, mỗi khi thấy tên em ấy trên Youtube là chả bao giờ click vào. Không ngờ bây giờ đã lớn như thế, càng lớn càng xinh chứ.

Main Prizes
1st prize (30 000 €) and gold medal – Seong-Jin Cho
2nd prize (25 000 €) and silver medal – Charles Richard-Hamelin
3rd prize (20 000 €) and bronze medal – Kate Liu
4th prize (15 000 €) – Eric Lu
5th prize (10 000 €) – Yike (Tony) Yang
6th prize (7 000 €) – Dmitry Shishkin

HONORABLE MENTIONS (4000 €) Aljosa Jurinic, Aimi Kobayashi, Szymon Nehring, Georgijs Osokins. 

SPECIAL PRIZES
Fryderyk Chopin Society Prize for best performance of a polonaise (3 000 €) – Seong-Jin Cho

Polish Radio Prize for best performance of mazurkas (5 000 €) – Kate Liu

Krystian Zimerman Prize for best performance of a sonata (10 000 €) – Charles Richard-Hamelin

Hơ, vậy nhìn qua số tiền thưởng, Charles nhìu hơn cả Cho à?!

Tối 21.10. Một đêm dài lê thê, khán giả khắp nơi kêu trời vì các bài phát biểu bất tận của President, bộ trưởng, nhà tài trợ… Khán giả Việt Nam thì bảo tụi tui quen nghe stupid speech của chính phủ rồi. Chỉ có ông phiên dịch được hoan nghênh nhiệt liệt khi cắt ngang bài phát biểu tiếng Ba Lan để dịch sang tiếng Anh. Những lúc thế này khi thí sinh, giám khảo, người phát biểu…nói tiếng Anh người nghe thở phào nhẹ nhõm, thấy thân thuộc. Cả buổi đó, mình ăn hết thứ nọ đến thứ kia để chống chọi với cơn buồn ngủ, hết phần phát biểu thì đã 3 a.m. Khán giả Nhật, Malaysia, Hàn Quốc…kêu trời vì chỗ họ đã gần sáng. Lễ trao giải chả thấy bà Martha đâu. Muốn nghe Dmitry biểu diễn thêm một lần mà em ấy lại bị ốm (chắc quá sốc vì kết quả bị xếp thứ 6). Nehring và Aimi trông buồn thiu. Đến phần thí sinh biểu diễn gala thì mình đã mệt nhoài. Cố nghe Tony chơi nhưng ko cảm được gì hết. May đến phần của Eric mấy bản mình quen nên nghe dễ chịu, nhất là bản Prelude số 24, như Đặng Thái Sơn hồi trẻ nhưng ko có cảm giác giông tố như ĐTS mà vẫn long lanh. Eric siêu dễ thương. Kate và Hamelin bình thường. Cho thì chơi hoành tráng.

11.11.2015: Tối nay rảnh mới nghe lại phần trình diễn của Nehring, Aljosa, Aimi, Kate, . Lần trước ko nghe kỹ cứ cảm thấy có lỗi. Tiện thể nghe luôn lại phần Eric, Hamelin và Dmitry. Aimi vẫn thế, vẫn khó hiểu, có lẽ vì em ấy là người Nhật. Aimi giống một nghệ sĩ đích thực chứ ko phải thí sinh tuy mình ko thích phong cách của Aimi. Phần biểu diễn của Kate dễ nghe hơn Aimi nhưng ấn tượng ko sâu sắc. Aljosa chơi rất tình cảm, khác Cho. Nghe lại phần biểu diễn của Dmitry vẫn thích, một vài đoạn thật kỳ lạ.

Leave a comment